T5. Th11 28th, 2024

“Cháu ước khỏi bệnh để được về nhà. Ở đây phải tiêm đau và bị rụng hết tóc, cháu buồn lắm. Cháu ước có tóc như các bạn”, đó là điều ước của bé Băng Di (4 tuổi) bị K máu.

Tuổi thơ bất hạnh

Ngồi trên giường bệnh, bé Trần Ngọc Băng Di (4 tuổi, trú thôn Đạm Thủy, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) tỏ ra lo sợ, thu mình trong lòng mẹ khi chứng kiến một bệnh nhi cùng chung số phận bị ung thư máu, nằm chung phòng, từng chơi đùa thân thiết bấy lâu giờ bị bệnh viện trả về vì tiên lượng nặng, không còn khả năng cứu chữa. Người thân gào khóc trong đau đớn, tuyệt vọng. Dù còn quá nhỏ, chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra nhưng từ nay bé Băng Di sẽ không còn cơ hội gặp lại bạn ấy nữa.

Mới 4 tuổi, bé Băng Di đã chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo suốt một năm qua.

Mới 4 tuổi nhưng đã một năm nay, Băng Di sống chung với căn bệnh K máu, sống chung với bệnh viện, quen dần với những mũi kim tiêm. Mái tóc tơ, suôn mượt ngày nào giờ rụng hết, trọc lốc sau những lần vào hóa chất. Tóc cứ mọc được mấy cọng lưa thưa, đứa trẻ chưa kịp mừng lại bị rụng hết sau lần hóa chất kế tiếp.

Chị Đặng Thị Thanh Kiều (30 tuổi, mẹ bé Băng Di) đau lòng chia sẻ, Băng Di là con đầu lòng. Lên 3 tuổi, thấy con có những dấu hiệu bất thường như cứ cách 2 đến 3 ngày lại sốt, mệt mỏi, xanh xao, ít ăn, ít ngủ, môi tím tái, bụng căng. Vợ chồng chị Kiều đưa con đi khám thì như sét đánh ngang tai khi bác sĩ kết luận con mắc bệnh ung thư máu.

“Ngày biết con bị bệnh hiểm nghèo, tôi vừa sinh bé sau được gần 9 tháng. Tôi ôm con nằm viện giành giật sự sống đến bây giờ. Bé sau vừa 9 tháng tuổi đã phải bỏ bú mẹ, uống sữa ngoài, được chồng và mẹ chồng ở nhà chăm sóc.

Bác sĩ chẩn đoán con gái bị K máu nguy cơ cao (bệnh nặng), sốt bất thường và liên tục nên phải ở lại bệnh viện thời gian dài để theo dõi, điều trị, tránh diễn biến xấu, đe dọa tính mạng”, chị Kiều chia sẻ.

Điều ước giản đơn

Trước đây, chị Kiều làm kế toán cho một công ty ở Sài Gòn. Anh Trần Như Điểm (31 tuổi, chồng chị Kiều) là thợ cơ khí. Từ ngày nghỉ sinh đứa con thứ 2 rồi con gái lớn mắc bệnh hiểm nghèo, chị Kiều nghỉ hẳn việc để ôm con nằm viện. Anh Điểm cũng về quê chăm sóc con nhỏ, ai thuê gì làm nấy. Đồng tiền công bấp bênh, eo hẹp của anh chỉ đủ mua sữa cho con, trang trải sinh hoạt cho cả gia đình một cách tằn tiện.

Chị Kiều cho biết, đã 3 tháng nay, kinh tế càng khó khăn hơn khi có một loại thuốc điều trị cho con phải đặt mua ở nước ngoài, mỗi lần như vậy hết 18 triệu đồng. Đó là chưa kể tiền ăn uống, sinh hoạt, thuốc thang…

Suốt một năm qua vợ chồng chị Kiều đã vay mượn trên 100 triệu đồng. Thời gian điều trị cho bé Di còn rất dài, chị không biết bấu víu vào đâu để tiếp tục giành giật sự sống cho con.

“Ở viện cùng con suốt một năm, phải chứng kiến cảnh những đứa trẻ cùng số phận với con lần lượt xuất viện trong tiếng gào khóc tuyệt vọng của người thân mà đau đớn lắm. Mẹ sợ điều đó sẽ xảy đến với con. Mẹ không dám rời con nửa bước, sợ khi quay lại không còn nhìn thấy con. Ngay cả lúc con ngủ say mẹ cũng lo sợ, sợ con ngủ quên không tỉnh lại nữa. Đời con giờ cũng mong manh như ngọn đèn trước gió, không biết sẽ vụt tắt lúc nào.

Băng Di của mẹ còn quá nhỏ để phải gánh chịu nỗi đau, bất hạnh này. Thế nhưng, suốt chừng ấy thời gian con đã rất kiên cường và mạnh mẽ. Chúng ta không thể dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng như thế này được. Dù có khó khăn đến thế nào đi nữa, gia đình mình vẫn luôn bên cạnh nhau, nắm chặt tay nhau để vượt qua, con gái của mẹ nhé”, chị Kiều ôm con đau đớn.

Thấy mẹ khóc, bé Băng Di tỏ ra lo lắng, đưa bàn tay nhỏ xíu của mình lau nước mắt cho mẹ. Dù mới 4 tuổi, dù bệnh tật hành hạ nhưng cháu bé tỏ ra là một đứa trẻ ngoan, thông minh, hiểu chuyện. Trải qua những cơn đau hành hạ, nụ cười lại nở trên khuôn mặt vô tư của đứa trẻ.

Hỏi về ước mơ của mình, Băng Di nhìn mẹ rồi nhìn quanh những bạn khác cùng phòng bệnh chia sẻ: “Cháu ước được khỏe mạnh để về với em, với bố, để đi học. Cháu ước khỏe mạnh để tóc mọc như trước. Các bạn ở nhà đều có tóc. Đến bệnh viện cháu và các bạn khác đều bị tiêm đau, lại bị rụng hết tóc, cháu buồn lắm”.

Mọi giúp đỡ cho bé Băng Di xin gửi về địa chỉ: Phòng 507, tầng 5, khoa Nhi ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Hung tin này được thông báo cho người nhà Tráng Tráng (Trung Quốc) vào cuối tháng 11/2015 sau khi em được ông bà nội đưa đi cấp cứu trong trạng thái hôn mê giữa đêm khuya.

Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm tổng thể cho cậu bé 5 tuổi và kết quả khám xét khiến cả nhà em “sốc” nặng, cậu bé bị ung thư phổi giai đoạn cuối.

Hình ảnh từ phim chụp X-Quang và hình ảnh chụp CCT phần phổi của Tráng Tráng khiến các bác sĩ cũng cảm thấy giật mình, bởi hai lá phổi của cậu bé giống như phổi của một người hút thuốc lá đã 20 năm.

Tuy nhiên, vì ung thư phổi chỉ thường gặp ở những người ngoài 50 tuổi nên hiện tượng xảy ra với cậu bé 5 tuổi này khiến các bác sĩ vô cùng khó hiểu.

4 tác hại khủng khiếp của việc hút thuốc lá.

4 tác hại khủng khiếp của việc hút thuốc lá.

Chỉ có ông bà nội bé là hiểu hơn ai hết vì cả hai đều là những người nghiện thuốc lá rất nặng.

Do bố mẹ thường xuyên đi làm xa nên từ nhỏ, cậu bé này đã sống với ông bà. Và lẽ tất nhiên, bé trai này đã phải sống cùng khói thuốc trong suốt cuộc đời mới chỉ kéo dài 5 năm của mình.

Không chỉ hít phải khói thuốc lá tại nhà, bà nội bé còn thường xuyên đưa cháu đến nhà những người bạn có chung sở thích hút thuốc, đánh bài trong khu chơi.

Chính vì phải sống một thời gian dài trong môi trường đầy khói thuốc nên hai lá phổi của Tráng Tráng đã bị tấn công, dẫn đến sinh bệnh.

Đáng tiếc là ông bà nội bé mới chỉ biết chăm cho cháu ăn no, chơi vui, không quấy khóc mà không hay biết rằng chính thói quen xấu của mình đã hại chết đứa cháu đáng thương.

Những tác động phổ biến khác của khói thuốc lá lên trẻ nhỏ

Mặc dù việc cậu bé Tráng Tráng bị ung thư phổi do thường xuyên hít khói thuốc lá là trường hợp khá điển hình song trên thực tế, tác hại của khói thuốc lá đến sức khỏe trẻ nhỏ là điều không thể xem nhẹ.

Đã có không ít các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra rằng, khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến hai lá phổi mà còn tác động mạnh đến não, tim mạch, đường ruột… của trẻ.

Đây là hình ảnh rất dễ bắt gặp trong nhiều gia đình Việt Nam và cả các nước trên thế giới.

Đây là hình ảnh rất dễ bắt gặp trong nhiều gia đình Việt Nam và cả các nước trên thế giới.

Thông thường, những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc.

Theo tiến sĩ David Liewellyn thuộc Trường ĐH Cambridge, Anh, việc hít phải khói thuốc do người khác hút cũng sẽ làm suy yếu các chức năng của dây thần kinh nhận thức.

Những trẻ hút thuốc lá thụ động sẽ sa sút về trí nhớ và có nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt cao hơn gấp 3 lần những em nhỏ sống trong môi trường không khói thuốc.

Tác hại này cũng được thể hiện rõ hơn ở kết quả học tập nếu so sánh hai nhóm trẻ phải và không phải hút thuốc lá thụ động. Theo đó, những em nhỏ thường xuyên hít khói thuốc từ người lớn sẽ có kết quả học tập kém hơn bạn bè.

Lời kết

Trường hợp của Tráng Tráng là một ví dụ điển hình cho thấy tác hại của khói thuốc lá đối với những trẻ nhỏ đang phải hút thuốc lá thụ động ở cả Trung Quốc, Việt Nam và các nước trên thế giới hiện nay.

Đây cũng chính là lời cảnh báo đanh thép dành cho tất cả các gia đình, đặc biệt là những người đang hút thuốc lá. Hãy dừng lại trước khi hại chết chính bản thân mình và những người xung quanh.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *