T5. Th11 21st, 2024

Sáng 11/9, phóng viên Báo Giao thông đã có mặt thôn Làng Nủ (Lào Cai). Sau cơn lũ quét kinh hoàng khiến 37 hộ dân bị vùi lấp, nơi đây đã trở thành đống đổ nát hoang tàn. Đã có 25 thi thể được tìm thấy, vẫn còn 70 người đang mất tích.

Ngày 11/9/2024, báo Giao Thông đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Tang thương Làng Nủ sau lũ quét: Xót xa cảnh bộ đội đưa dãy quan tài lên núi”. Nội dung cụ thể như sau:

Sáng 11/9, lực lượng quân đội, công an vẫn đang gấp rút đào bới đống đổ nát để tìm kiếm những người dân của thôn Làng Nủ bị vùi lấp trong cơn lũ quét kinh hoàng.

Lũ quét tại Làng Nủ đã vùi lấp 37 hộ dân với 158 người.Lũ quét tại Làng Nủ đã vùi lấp 37 hộ dân với 158 người.

Thông tin chính thức từ cơ quan chức năng cho biết, tính đến 11h ngày 11/9, lũ quét tại Làng Nủ đã vùi lấp 37 hộ dân với 158 người.

Số thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát ngày một tăng, đã có 25 người chết. Hiện có 17 nạn nhân đang được điều trị, 46 người được xác định an toàn, 70 người đang mất tích.

Một số hình ảnh tại Làng Nủ sau lũ quét kinh hoàng được PV Báo Giao thông ghi lại:

Tang thương Làng Nủ sau lũ quét: Xót xa cảnh bộ đội đưa dãy quan tài lên núi- Ảnh 2.

Một phụ nữ Làng Nủ đau xót trước sự ra đi của người thân.

Tang thương Làng Nủ sau lũ quét: Xót xa cảnh bộ đội đưa dãy quan tài lên núi- Ảnh 3.

Tính đến 14h ngày 11/9, tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh huyện Bảo Yên có 30 người chết, 65 người mất tích, 46 người an toàn và 17 người đang được điều trị.

Tang thương Làng Nủ sau lũ quét: Xót xa cảnh bộ đội đưa dãy quan tài lên núi- Ảnh 4.
Tang thương Làng Nủ sau lũ quét: Xót xa cảnh bộ đội đưa dãy quan tài lên núi- Ảnh 5.

Số thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát ngày một tăng, đến 11h ngày 11/9 đã có 25 người chết.

Tang thương Làng Nủ sau lũ quét: Xót xa cảnh bộ đội đưa dãy quan tài lên núi- Ảnh 6.

Lãnh đạo quân khu và tỉnh đi thăm hỏi, hỗ trợ cho các gia đình có người chết,

Tang thương Làng Nủ sau lũ quét: Xót xa cảnh bộ đội đưa dãy quan tài lên núi- Ảnh 7.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong (ở giữa), Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường (bìa phải) chỉ đạo trực tiếp tại vùng lũ Làng Nủ.

Tang thương Làng Nủ sau lũ quét: Xót xa cảnh bộ đội đưa dãy quan tài lên núi- Ảnh 8.

Hiện nay Quân khu 2 điều động 300 chiến sỹ vào khu vực Phúc Khánh, trong đó 100 chiến sỹ tìm kiếm dọc suối Nủ từ sông Chảy vào; 200 chiến sỹ sẽ vào tìm kiếm trực tiếp tại khu vực sạt lở. Do Trung tướng Phạm Hồng Chương, Tư lệnh Quân khu 2 và đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo.

Tang thương Làng Nủ sau lũ quét: Xót xa cảnh bộ đội đưa dãy quan tài lên núi- Ảnh 9.

Ngoài ra lực lượng công an, quân đội, dân quân của huyện và tỉnh khoảng 300 người cùng tham gia tìm kiếm, dẫn đường.

Tang thương Làng Nủ sau lũ quét: Xót xa cảnh bộ đội đưa dãy quan tài lên núi- Ảnh 10.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ tại hiện trường.

Tang thương Làng Nủ sau lũ quét: Xót xa cảnh bộ đội đưa dãy quan tài lên núi- Ảnh 11.

Chiều cùng ngày, lực lượng chức năng hỗ trợ người dân chôn cất các nạn nhân xấu số.

Tang thương Làng Nủ sau lũ quét: Xót xa cảnh bộ đội đưa dãy quan tài lên núi- Ảnh 12.

Dòng người bước đi lặng lẽ trong mưa khiến bầu không khí ở Làng Nủ càng thêm ảm đạm.

Khu vực chôn cất các nạn nhân nằm trên một quả đồi…

Tiếp đó, báo Người Lao động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Tang thương Làng Nủ: ‘Vợ con em chết hết cả rồi!’”. Nội dung cụ thể như sau:

Khoảng 17 giờ ngày 11-9, công tác tìm kiếm hàng chục người đang còn mất tích trong vụ sạt lở kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã phải tạm dựng tới 7 giờ 30 sáng ngày 12-9 mới tiếp tục trở lại do nguy cơ sạt lở từ trên núi Con Voi có thể đổ xuống bất cứ lúc nào.

Hơn 30 ngôi nhà ở thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) bị san phẳng sau trận lũ quét kinh hoàng rạng sáng ngày 10-9 khiến 95 người chết và mất tích

Đến cuối giờ ngày 11-9, 34 thi thể đã được tìm thấy, trong khi 61 người khác vẫn đang mất tích dưới lớp bùn đất. Tang thương hơn, trong số 95 người chết và mất tích, có tới 18 đứa trẻ dưới 6 tuổi và 14 em dưới 14 tuổi. Tết Trung thu đang cận kề, những tưởng những đứa trẻ xóm núi nơi đây sẽ có một cái Tết Trung thu vui vẻ như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Ai ngờ, tang thương ập đến.

Có lẽ với người dân thôn Làng Nủ, đêm nay lại một đêm không ngủ khi những người thân của của họ vẫn chưa được tìm thấy. Thảm họa ập đến khi những đứa nhỏ còn đang say giấc ngủ, chưa kịp thức giấc để tới trường, còn người lớn, phần đông chưa kịp ra đồng, đi nương, những người già đang dậy nấu nướng bữa ăn sáng.

Làng Nủ nhỏ bé định cư lâu đời bên dòng suối nhỏ hiền hòa dưới chân núi Con Voi giờ lại phải hứng chịu một trận lũ đất kinh hoàng và tang tóc. Làng Nủ đang chìm trong đau thương.

Lực lượng chức năng tìm kiếm người mất tích trong chiều 11-9

May mắn thoát chết trong trận lũ quét kinh hoàng, nhưng anh Hoàng Văn Nhầm (SN 1998) bị thương rất nặng. Anh được đưa tới bệnh viện trong tình trạng đa chấn thương, gãy xương chậu, không thể cử động được. Lúc tỉnh dậy trong bệnh viện, người đầu tiên anh hỏi là vợ và các con.

Nhưng khi nhận được câu trả lời, nước mắt anh cứ ứa ra, chảy dài trên gò mà. Rồi anh bật khóc nức nở “vợ và 3 đứa con em chết hết cả rồi, giờ em biết sống sao đây”.

Nhớ lại thời khắc xảy ra trận sạt lở kinh hoàng, anh Nhầm kể lúc đó anh mới ngủ dậy thì nghe tiếng nổ lớn, nhìn lên phía núi Con Voi thì thấy một màu đỏ rực, rồi đất đá ầm ầm đổ xuống thôn.

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai và các đơn vị tham gia cứu nạn cứu hộ trực tiếp tham gia chỉ đạo tìm kiếm tại hiện trường trong tối 11-9

“Lúc đó, em liền hô to gọi vợ con cùng tháo chạy lên đồi sau nhà để thoát thân. Nhưng mới tới nửa đường thì bùn đất ập xuống thổi bay cả nhà em. Khi tỉnh dậy thì thấy em mình đang nằm trong bệnh viện. Vợ con em mất hết rồi, chỉ còn mình em thôi”- anh Nhầm khóc nấc.

Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ, chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến trận lũ quét khủng khiếp vùi lấp hơn 30 nóc nhà, trong đó là những người thân, bạn bè, hàng xóm cùng “tối lửa tắt đèn” có nhau. Ông Diệp nhớ lại: Rạng sáng ngày 10-9, thì bắt đầu có mưa to, trước đó thì mưa từng đợt nhỏ. Sau khi mưa to tầm 30 phút thì có lũ nhưng cũng không to lắm.

“Đến tầm gần 6 giờ tôi nghe thấy một tiếng nổ rất to, đất bung lên trời. Anh em chúng tôi đứng ở xa nhìn thấy bùn đất bay lên trên cao hàng trăm mét, rồi đổ ập xuống khu nhà các hộ dân. Vì điện và sóng điện thoại bị cắt hết nên tôi trực tiếp huy động bà con tìm kiếm cứu được khoảng hơn 10 người đưa đi cấp cứu, số còn lại đều bị bùn đất vùi lấp”- ông Diệp cho biết.

Anh Hoàng Văn Nhầm thẫn thờ trên giường bệnh khi mất hết người thân là vợ và 3 đứa con thơ

Theo người dân, phía trên thôn Làng Nủ là dãy núi Con Voi, do mưa lớn nước tích lại trên núi tạo nên túi nước khổng lồ. Sau đó, sạt lở xảy ra lúc sáng sớm 10-9 khiến túi nước cùng với đất bùn đổ xuống, vùi lấp hơn 30 nóc nhà.

Đến thời điểm này, trên địa bàn thôn Làng Nủ vẫn đang có mưa và nguy cơ xảy ra lũ rất cao, chính vì vậy công tác tìm kiếm cứu nạn gặp nhiều khó khăn do cả vùng gần như bị san phẳng, chỉ còn bùn, rác, nước lũ, các phương tiện hỗ trợ chưa thể tiếp cận hiện trường. Hiện tại, các lực lượng quân đội, công an tiếp tục được tăng cường vào địa bàn để tổ chức tìm kiếm, mong sớm tìm được các nạn nhân còn mất tích.

Quân khu 2 và tỉnh Lào Cai đã thành lập sở chỉ huy tiền phương tại xã Phúc Khánh để chỉ đạo công tác cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân mất tích. Quá trình tổ chức tìm kiếm, cứu hộ sẽ do Trung tướng Phạm Hồng Chương, Tư lệnh Quân khu 2, và ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, trực tiếp chỉ đạo.

Đã có khoảng 600 người gồm lực lượng quân đội, công an, dân quân và chính quyền địa phương được điều động tới hiện trường hỗ trợ tìm kiếm người mất tích. Trong đó, Quân khu 2 đã điều động 300 cán bộ, chiến sĩ; công an là 200 cán bộ, chiến sĩ.

Khu vực núi Con Voi – nơi sạt lở ập xuống vùi lấp hơn 30 hộ dân thôn Làng Nủ

Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, cho biết công tác tìm kiếm người mất tích sẽ còn khó khăn và kéo dài. Ông đề nghị phải xây dựng một đài quan sát, có hệ thống kẻng 5-6 cái xung quanh để báo động cho lực lượng tìm kiếm nhằm đảm bảo an toàn.

Theo ông Trường, khu vực này tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét nên cần thiết phải có đài quan sát. Nhiệm vụ của lực lượng tìm kiếm rất quan trọng, vì nhân dân nhưng phải đảm bảo an toàn. Quá trình tìm kiếm phải có tổng chỉ huy, không đi đơn lẻ để giữ liên lạc, nếu không khi có tình huống lại chủ quan.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *